Hiệu lực thời gian của văn bản quy phạm pháp luật. Nêu nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.


Thời điểm có hiệu lực của VBQPPL được quy định như thế nào? Trong trường hợp nào văn bản có thể quy định hiệu lưc trở về trước?

Theo Điều 78 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Theo Ðiều 51 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004:

– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện có hiệu lực sau bảy ngày, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.

– Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã có hiệu lực sau năm ngày, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.

– Ðối với văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp thì có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.

Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:

  1. a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
  1. b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.

Không quy định hiệu lực trở về trước đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

* Văn bản QPPL được áp dụng theo nguyên tắc nào?

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

Một suy nghĩ 1 thoughts on “Hiệu lực thời gian của văn bản quy phạm pháp luật. Nêu nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.

  1. Pingback: Kỹ thuật soạn thảo văn bản | Thanh Vi Lam

Bình luận về bài viết này