Lãi suất tín dụng


– Lãi suất cơ bản là cơ sở để tính lãi suất cho vay, có thể là giá vốn của khoản vay (trường hợp Malaysia), hoặc lãi suất cho vay khách hàng có rủi ro thấp nhất (trường hợp Mỹ).

– Lãi suất cơ bản do từng ngân hàng quy định, không là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của pháp luật

 

 

Lãi suất tín dụng là tỷ lệ phần trăm giữa số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay ( lợi tức) trên tổng số tiền vay sau 1 thòi gian nhất định sử dụng số tiền vay đó. LSTD có thể đc tính theo thàng hoặc năm (ở VN thuơng công bố theo tháng cón hầu hết các nước công bố theo năm). cách hiểu rõ và chính xác nhất của lãi suất là “cái giá phải trả cho hi sinh tiêu dùng tương ứng với khoản tiền cho vay đi.” Bản chất của nó chính là chi phí cơ hội cho việc nhận tiền lại muộn hơn và trì hoãn tiêu dùng trước mắt. Đơn giản hơn trong cuộc sống, chúng ta thường nhìn lãi suất ở một dạng của giải thích phía trên, nhưng rất hẹp là “giá của một khoản tiền vay.”

LSTD là 1 trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường . Nó tác động tất cả các DN có sử dụng vốn tín dụng nói riêng và do đó dẫn đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế nói chung. Vì vậy người ta có thể nói LSTD là công cụ điêu tiết kinh tế Vĩ mô.

Tăng hay giảm lãi suất cho vay sẽ làm vốn của DN giảm xuống hay tăng lên bởi khả năng cầu về vốn của DN lúc này phụ thuộc vào LSTD. Trong khung lãi suất cho phép , để tăng khối lượng nguồn vốn huy động đồng thời để mởi rộng quan hệ tín dụng với KH ,các ngân hàng thương mại có thể nâng lãi suất tiền gửi và hạ lãi suất cho vay.

– Lãi suất cố định: lãi suất được ấn định 1 mức cụ thể trên Hợp đồng vay vốn, không chịu tác động của những biến động lãi suất thị trường. Lãi suất này sẽ không thay đổi trong suốt thời gian vay vốn tại Ngân hàng. Thông thường áp dụng trong cho vay ngắn hạn.

– Lãi suất thả nổi: lãi suất được điều chỉnh theo từng thời kỳ, biến đổi theo thời gian. Mức điều chỉnh và kỳ điều chỉnh lãi suất sẽ theo thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng (không trái với Pháp luật) và được quy định rõ trên Hợp đồng vay vốn. Thông thường kỳ điều chỉnh lãi suất là 03 tháng/lần, 06 tháng/lần hoặc 1 năm/lần; mức điều chỉnh lãi suất thường được tính bằng Lãi suất tiền gửi tiết kiệm lớn hơn hoặc bằng 12 tháng (tùy mỗi Ngân hàng) + biên độ nhất định (nhưng không vượt quá mức khống chế trần lãi suất của Ngân hàng nhà nước); hoặc bằng lãi suất cho vay công bố của Ngân hàng tại thời điểm điều chỉnh. Thông thường áp dụng trong cho vay trung và dài hạn.

Từ đó bạn có thể thấy đc ưu và nhược điểm của 2 loại lãi suất trên có liên quan tới thị trường biến động hay ổn định và từ đó tác động lên khả năng thanh toán của DN và dân cư.

-Vấn đề thứ 3 : Khi lãi suất tăng, chi phí sản xuất tăng, giá của các hàng hóa cũng tăng và ngược lại.

-Vấn đề thứ 4 : Khi lãi suất tăng thì các DN thường có xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất nhưng để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận buộc các DN phải đưa ra những chiến lược kinh doanh như hạ thấp chí phí đầu vào, sử dụng tài nguyên có hiệu quả, tránh lãng phí , giảm thấp các chi phí phát sinh, tân dụng nguồn tài lực tối đa….nghĩa là các DN sẽ phải tính toán thế nào đó cho hợp lý giữa đầu vào và đầu ra mà sản phẩm của họ vẫn được tiếp tục đưa tới người tiêu dùng. khi đó các DN sẽ phải cạnh tranh để tồn tại trên thị trường.

Khi Lãi suất giảm, các DN có xu hướng vay nhiều hơn, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường tiềm năng để quảng bá sản phẩm.

-Sau khi hiểu các vấn đề trên chính là bạn đã hiểu vì sao lại nói LSTD là cơ bản và tổng hợp.

Bình luận về bài viết này